Tru Sa

 

Mê Sảng

 

Tôi vừa trải qua một trận sốt điên khùng. Không bệnh viện không thuốc cảm không luôn một bát cháo hành. Chẳng trách ǵ ai, pḥng trọ chỉ c̣n ḿnh tôi. Mấy người bạn pḥng đă rời đi từ mấy tháng trước. Nếu họ có ở đây, tôi sẽ được giúp hoặc không ǵ hết ngoài những hằn học cần thiết để tôi biết lo cho ḿnh bằng một cuộc gọi xe cứu thương. Hai ngày liền, tôi chỉ uống nước, giảm bớt nhiệt trên trán bằng khăn mặt ướt và thuốc cảm. Lúc này, cơn sốt đă qua, tôi vẫn thấy ù tai. Tôi chưa ăn cơm lại, miệng đắng, họng khan, ăn ǵ cũng khó thở. Những ngày này tôi chỉ uống nước.

     Khu tập thể nơi tôi đang ở có bốn tầng, đầy đủ điện nước và một mảnh sân năm mươi mét vuông đều dành để thuê nhà. Pḥng tôi nằm ở cuối tầng ba, trong pḥng ngoài tôi ra c̣n hai người nữa nhưng tuần trước họ đă dọn đi. Chưa có ai tới thuê pḥng nên tôi vẫn ở một ḿnh. 5 giờ sáng, tôi vẫn nằm trên giường, chăn đắp nửa người. Hôm nay tôi muốn ngủ thêm một lúc nữa nhưng ông chủ đă bật máy bơm. Luôn như vậy, vào mỗi buổi sáng, đầu giờ chiều, nhiều khi là chập tối tôi lại nghe thấy tiếng rè rè của chiếc máy bơm. V́ phải cung cấp nước cho mười ba pḥng (khu nhà trọ này mỗi pḥng đều có buồng tắm riêng) nên thời gian bơm nước khá lâu. Điều làm tôi ngán ngẩm nhất là cửa sổ pḥng tôi đối diện với máy bơm nước. Tường ngăn mỗi gian pḥng rất mỏng, cửa sổ không có hệ thống cách âm nên không ǵ ngăn được âm thanh đó.

     Tôi kéo chăn kín người. Được một lúc th́ ngồi dậy. Tôi xuống giường, đi vào nhà tắm. Qua chiếc gương cá nhân đặt trên bệ rửa mặt tôi thấy ḿnh gầy đi. Xương hai bên má lồi ra, cặp mắt trũng đen, mái tóc dài rạp ngang vai với những đường gợn sóng cũng bắt đầu trở nên xơ xác. Khi chải đầu có vài sợi tóc găy. Tôi vốc nước lạnh rửa mặt. Âm thanh của chiếc máy bơm nước rền rĩ bên tai.

     Nhà tập thể số 4 gần với trung tâm thành phố. Không có nhiều gia đ́nh chung ở đây, phần lớn người thuê là công chức, sinh viên, những ai muốn có một chỗ thuê rẻ với đầy đủ điện nước. Nơi này gần với một cái chợ nhỏ nên sẽ thuận tiện cho việc chợ búa. Tôi đă sống ở đây được gần bảy năm. Rất nhiều người đă ở chung với tôi và đều sớm rời đi nơi khác. Tôi không phải là người khắt khe hay lập dị tới mức khiến họ chịu không nổi. Cách khu tập thể mười mấy bước có một cái bốt cảnh sát khu vực. Chẳng tên trộm nào dám thập tḥ nửa bước. Tôi thường vắng nhà. Vắng nhà một, hai ngày. Nhưng rồi, tôi về.

   “Tối nay xuống chứ?”

     Một người ở tầng dưới nói với tôi. Người đó lặp lại câu nói thêm một lần nữa v́ sợ rằng tiếng máy bơm nước đă khiến tôi nghe không rơ.

   “8 giờ tối nay. Cậu xuống chứ?”

   “Không hứng.”

     Không nói thêm câu ǵ, người đó đi xuống nhà. Tôi vẫn nằm trên giường. Đây không phải là lần đầu tiên tôi nhận được lời mời hữu nghị thế này. Chẳng bao giờ tôi nhận lời. Như khóa biểu của khu, vào chập tối đám người ở tầng dưới lại mang loa thùng, micro, đôi khi là cây đàn ghita đặt giữa sân khu tập thể. Họ luôn mào đầu bằng một lời giới thiệu mang tính hô hào, sau đó sẽ nhảy múa cho tới khuya. Hầu hết những người sống trong khu tập thể không có ai làm việc ở đoàn văn công, càng không phải những tín đồ của nghệ thuật. Trong đám người đang vây quanh cái phông nền thủ công mà vẫn thường gọi là sân khấu nhỏ có nhiều sinh viên đại học, các nữ nhân viên văn pḥng, phu hồ hoặc c̣ bến xe cũng quy tụ trong buổi biểu diễn này. Những chủ đề trong buổi ca nhạc này không giới hạn, họ thường thay phiên nhau hát. Họ luôn vặn loa hết mức có thể. Tiếng nhạc không c̣n trong trẻo mà trầm đục, ù ù, như người bị khản tiếng.

     Tôi không phải người kỹ tĩnh, c̣n chuyện đam mê nghệ thuật th́ lại là một chuyện tốt. Chí ít là trong thời đại cảm xúc đang bị bào ṃn. Tôi khó chịu v́ họ tổ chức quá thường xuyên và chẳng mấy khi vặn loa ở mức vừa đủ.

     7 giờ hơn. Một tiếng nữa họ sẽ biểu diễn.

     Tôi bỏ dở phần cơm hộp. Ngồi dậy, tôi mặc áo rồi ra ngoài. Lúc đi qua hành lang, tôi nghe vài người bàn bạc về chương tŕnh ca nhạc lúc tám giờ.

*

Tôi gửi xe ở một viện mắt trung ương, sau đó th́ một ḿnh dạo bộ. Cũng như mọi lần, tôi đeo chiếc balô nhỏ chuyên dụng trong những chuyến dă ngoại ngắn ngày. Trong ba lô chỉ có chai nước khoáng uống dở, hai gói bánh ngọt đă mốc xanh v́ để quá lâu. Chẳng biết từ bao giờ tôi đă có thói quen mang một chai nước trong ḿnh. Tôi không uống nước để phục vụ sự khát, tôi chỉ uống khi muốn ḿnh tỉnh táo lại. Đi đến cuối phố, tôi leo lên cầu thang bộ. Đường phố vẫn chưa thật sự yên ắng dù rằng tôi đă đi một quăng xa khỏi khu thương mại. Tiếng c̣i xe rú inh ỏi, một dấu hiệu dễ nhận ra mỗi khi tắc đường. Hàng tá người chen chúc dưới ḷng đường, có đủ các loại xe. Những h́nh người đều được bao bọc bởi chiếc mũ bảo hiểm, cái khẩu trang, khi là bộ áo chống nắng. Không ai nh́n thấy nhau. Thứ trang phục đă đánh đồng họ với nhau, lấp đi sự thân thuộc ở mỗi người. Trên cầu thang bộ chỉ có ḿnh tôi. Lấy chai nước ra, tôi hớp một hơi vừa đủ để xua đi cơn mệt mỏi. C̣i xe vẫn rít những tiếng dài quanh con phố. Nhiều hôm tôi đă đứng trên cầu thang bộ tới rạng sáng. Tôi sẽ đứng thêm một lát, đợi khi đường vắng hơn sẽ trở về. Tôi dám chắc hôm nay họ cũng đàn hát thâu đêm. Xế chiều. Uống thêm một ngụm nước, tôi vặn nắp chai lại. Đèn giao thông chuyển màu xanh, các phương tiện được giải phóng khỏi án treo, phóng đi như liều mạng. Đường chưa thông, tiếng rú c̣i. Với tôi, thành phố chẳng bao giờ thông thoáng. Ngay tiếng gió thoảng cũng gói những lạo xạo thủy tinh.

*

   “Tôi muốn kiến nghị!”

   “Về điều ǵ – Ông chủ khu tập thể nói, vẻ mặt lạnh tanh.”

   “Họ luôn làm ồn. Tôi chẳng nghỉ ngơi được ǵ.”

     Ông chủ khu tập thể ngáp dài, nâng gọng kính cao thêm.

   “Mọi người đều đóng đủ tiền nhà. Họ đều là những người tự trọng.”

   “Tối nào họ cũng hát ḥ rất to.”

    “Tôi không cấm chuyện đó. Chỉ cần các anh đóng đủ tiền nhà.”

     Ông chủ cười nhạt, xua tay, với điều khiển mở vô tuyến. Màn h́nh nhiễu, nhằng nhịt không tín hiệu. Tôi chào ông chủ, ra về. Việc thương lượng bất thành.

     Ông chủ tập thể không thường xuyên ở đây. Ông ta chỉ có mặt lúc sáng sớm, tầm trưa hoặc chiều muộn. Sự có mặt của ông không khó thở như bị giám sát trong một luật lệ hà khắc kiểu trường học hay Đảng ủy. Khu tập thể bốn tầng, mười bốn pḥng và hơn năm mươi người (tôi đoán) ông chủ trọ đă có một sự quản lư. Nhưng không phải về an ninh v́ nơi này từng có người chết. Không ai truy cứu nhiều v́ qua xét nghiệm thấy rằng họ đều tự tử và có tiền sử về bệnh thần kinh. Hai người cùng pḥng với tôi ngày trước có vẻ như sẽ tiếp bước hai người kia, bằng chứng là họ cũng có những triệu chứng về bệnh hoang tưởng. Và họ cũng như tôi, đều có một điểm chung là rất dị ứng với những buổi ca nhạc của khu tập thể. Mỗi khi tới giờ biểu diễn, một người cứ đi đi lại lại ngoài hành lang, và lẩm bẩm. Người kia th́ không có phản ứng ǵ nhiều nhưng đă có lần tôi nghe thấy anh ta hét rất lớn, hồ như tiếng hét được nén từ rất lâu. Âm thanh kéo một chập dài, rồi cạn khô trong tiếng ho sù sụ, tiếng người chẳng thấm vào đâu so với tiếng loa thùng, hay thậm chí là tiếng vỗ tay, hát bè của đám người vẫn tụ tập dưới sân.

     Hai người đó đă chuyển đi. Tôi mất liên lạc với họ.

*

Tường ngăn giữa các căn pḥng trong khu tập thể đều rất mỏng. Một câu nói to, tiếng thở dài hoặc thậm chí là cái bẻ tay người pḥng bên đều nghe rơ. Thế nên tôi làm ǵ đều rất thật trọng. Tôi chỉ khó hiểu rằng những người pḥng bên lại quá dễ dàng để lộ ra đời sống riêng tư của ḿnh. Họ nói chuyện chẳng kiêng dè, lúc thích chí th́ cười hô hố lên. Nhiều hôm người pḥng bên đă đưa một cô ả về, lúc chập tối. Tiếng tru hoan cùng tràng cười, tiếng thở dốc đă đầy cắt qua vách tường. Những cái quăng quật xuống sàn nhà, t́ nghiến lên, tiếng chuyển động sục sạo của hai khối thịt vọng vách tường khiến tôi phát điên. Nhưng nếu chỉ là tiếng động điên loạn của hai kẻ đă đánh mất lư trí th́ đă may mắn v́ tôi có thể chống trả bằng cách trùm chăn hoặc bịt chặt tai. Cơn chấn động trong tôi liền sau đó loạn lên bởi một tiếng hát đồng thanh thánh tướng vang từ dưới sân khu tập thể. Tôi không ác cảm với âm nhạc nhưng chẳng thể chịu đựng nổi cái giọng hát the thé, nhiều khi rống tướng lên như đàn trâu mộng. Có giọng hát nữ nhưng tôi chẳng nếm được vị ngọt ngào, thanh mảnh hay trầm mặc, hơi u buồn cần thiết trong bài hát. Thứ chạy vào tai tôi là những nốt nhạc bị vỡ. Âm thanh bị thất thoát và tràn ra, hun hút như tiếng gió vọng từ hẻm núi, khi là tiếng tiếng thủy tinh rơi lạo xạo dưới sàn nhà, lúc như tiếng vỗ cánh của đàn quạ đói đánh hơi thấy xác người trên bầu trời loang lổ sắc máu, sự im lặng hiếm hoi, chớp đó trong lúc chuyển bài rồi búa lại nện, trống hú, màng nhĩ đứt khỏi tai. Tôi quư phút giao chuyển giữa các bài hát. Cả khu tập thể không một tiếng động, ngay cả cơn gió ngoại lai cũng không nỡ lay động những chiếc lá, ưu ái cho tôi chút ngắn b́nh yên.

      Tiếng loa bắt đầu dội lên. Một giọng nam ồm ồm pha tạp, tiếp đó là những câu nói kéo dài theo kiểu Rap. Tiếng vỗ tay đùng đùng như pháo. Ngày nhạc sỹ họ Trịnh bắt nhịp cả nước hát bài này, pháo bom có hết ng̣i…

     Mở cửa sổ, tôi thấy đám người nhấp nhổm trước cái sân khấu nhỏ. Một vài cái đầu lắc lư, hát đồng thanh theo. Loa vặn hết vôlum nhưng tôi vẫn nghe ra tiếng rè rè chen ngang của chiếc máy bơm nước.

*

Có tiếng gọi cửa. Cả đêm qua, mấy người pḥng bên cạnh đánh bạc, chửi bậy, được tiền th́ cười vang, thua sát ván, chửi thề rồi dỗ dành nhau gán cô bồ xinh xắn một đêm trừ nợ, một kẻ lập mưu giả chết để thử ḷng ông cụ dưới quê xem có giấu hũ vàng nào trong vườn không…Gần sáng tôi mới chợp mắt nên muốn nằm thêm một lúc nữa. Người bên ngoài tiếp tục gơ cửa, tiếng gọi lớn hơn nhưng không có vẻ ǵ gấp gáp hoặc nổi nóng.

   “Tôi ra đây.” – Tôi nói, miễn cưỡng ngồi dậy. Hôm nay là thứ ba, người trong khu tập thể đều đi làm, nhưng tiếng ồn của chiếc máy bơm nước đă đại diện cho sự có mặt của họ. Để tỉnh táo hơn, tôi làm vài động tác vươn vai, uống một cốc sữa.

     Ông chủ khu tập thể vẫn đợi ở ngoài. Trời mới trở lạnh nên ông ta mặc thêm một chiếc áo khoác mỏng, mũ len hết đầu.

   “Cậu làm ǵ lâu quá vậy.”

   “Chuyện ǵ vậy ông?” – Tôi hỏi.

     Ông chủ nâng cặp kính lên.

   “Thế này nhé, vẫn chưa có người tới thuê pḥng. Mà cậu ở một ḿnh trong căn pḥng rộng thế này, tôi tính chuyển cậu xuống tầng dưới v́ có người vừa dọn đi.”

   “Tôi thuê trọn căn pḥng này.”

    “Mỗi tháng cậu sẽ phải đóng thêm tiền.”

    “Tôi lo được.”

     Ông chủ nh́n tôi, rồi gật đầu.

     Tôi đóng cửa. Cánh cửa dừng lại nửa chừng v́ ông chủ đă lấy tay giữ lại.

   “Một ḿnh một pḥng. Đơn chiếc quá đi thôi.”

     Không trả lời, tôi kéo cánh cửa vào. Ông chủ rút tay ra. Cửa đóng sập.

     Tôi đứng cách cửa đóng, ông chủ xuống nhà. Tiếng dép nhựa loẹt quẹt dọc hành lang lẫn vào tiếng rè rè của máy bơm. Mấy người pḥng bên không ở pḥng. Mười một giờ hơn, trưa rồi. Máy bơm đủ nước nên đă ngừng chạy. Khu tập thể yên ắng hơn.

     Tôi cần chợp mắt một chút, trước khi những người pḥng bên trở về ăn trưa.

*

Người tôi mệt nhoài, mồ hôi ướt sũng lưng áo. Tối. Buổi văn nghệ có lẽ cũng bắt đầu được một lúc. Tiếng nhạc ùng oàng. Tay ca sỹ không chuyên đang uốn éo trên sân khấu và hét rống lên như bị ai chọc tiết. Tiếng hát khó chịu được hưởng ứng bằng những tràng vỗ tay bôm bốp. Các nét mặt chẳng lộ vẻ hoan hỉ khi tham gia bữa dạ nhạc này. Mấy bộ mặt trơ như đá. Khi một cái miệng rú lên và bật cười, những cái miệng khác cũng rú lên theo. Tiếng cười tuần tự, như một dây chuyền vọng từ những hang hốc mỗi khi gió thốc.

     Tôi lên pḥng. Quá mệt nên tôi nằm lăn giữa nhà, muốn ngủ một giấc.

     Tôi mong ḿnh tắt khí. Giấc ngủ cũng là một dạng yểm khí nhưng tôi chỉ lịm mắt khi kiệt hết năng lượng. Tôi không đếm nổi đă bao nhiêu lần thầm th́ về một ngày cả thế giới ngừng chuyển động. Người đi lại không phát ra tiếng, chúng tôi giao tiếp với nhau bằng sự cảm hiểu ở nét mặt hoặc những cử chỉ không động tới âm thanh. Một nét mắt hiền, một cái mỉm miệng, gật gật cái đầu. Không nhất thiết một ngày đẹp trời, chỉ cần mọi náo động tạm ngắt, vĩnh viễn trong một ngày và chỉ một ngày. Không ít lần niềm mong ước đă xoáy đen thành lời nguyền rủa về tận thế đưa tất cả về thời đồ đá. Chỉ c̣n ḿnh tôi giữa im lặng. Tôi sẽ nằm trên lớp cỏ hoang, chậm răi nhấm nháp cái sự yên lặng đó. Miệng tôi sẽ không ngừng nhai cho tới khi sự trai tịnh ngấm ngọt hết thân xác, linh hồn ngả giấc bất tử.

     Những chuyến đi ngắn ngày không bao giờ khiến tôi thỏa ḷng. Chẳng c̣n chốn yên tĩnh, việc tôi trở về khu tập thể số 4 đóng chiếc đinh thất bại giữa xoáy đầu tôi.

     Một tiếng hú dài đạp văng tôi khỏi những suy nghĩ. Tôi nhỏm dậy, nằm vắt nửa người ở cửa sổ. Nối dài tiếng hú là một tiếng hú khác. Tiếng họng rống lên từ đám khán giả phía dưới, có cả những tiếng bật ra từ cửa sổ của các pḥng. Tôi không hú theo họ. Ô cửa sổ pḥng tôi lẻ ra giữa hàng chục ô cửa sổ của khu nhà.

   “Cứ thế măi sao?” – Tôi rời khỏi khung cửa sổ, nằm vật ra giường – “Đến con chó hoang cũng cần đàn…”

*

Nửa tiếng nữa là tiệc. Tiệc tùng là điều thường thấy ở khu tập thể. Họ ăn ở pḥng, tự nấu hoặc mua đồ ở ngoài về. Buổi tụ tập luôn diễn ra khi ai đó có chuyện vui, cũng có thể là sinh nhật của ai đó không th́ họ tổ chức bằng sự nhân danh cho một ngày lễ. Từng nhóm đánh chén ở một gian pḥng được chỉ định, nếu ngày đẹp th́ họ ra ngoài sân, trải chiếu, đặt một cái bếp ga cá nhân loại lớn để nấu một nồi lẩu. Không phải ai cũng tham gia v́ chỗ ngồi có hạn, vả lại nhiều người c̣n phải đi làm mà các buổi ăn uống th́ thường tổ chức lúc xế chiều.

     Hôm nay họ tổ chức buổi trưa. Chủ nhật nên hầu hết những người trong khu tập thể đều rảnh rỗi. Cái bể trên sân thượng chưa đầy nên máy bơm nước vẫn chạy. Tôi đă quen với thứ âm thanh này nên không c̣n thấy chối tai.

   “Mang bát đĩa ra.”

   “Mày đi mua ít rượu đi.”

     Chiếu được rải khắp sân, bát đĩa đă dọn đủ. Đi gần hơn về phía họ, tôi nói.

   “Ḿnh ngồi được chứ!”

     Vài cặp mắt nhướn lên nh́n tôi. Một người găi đầu găi tai. Tôi sống ở khu tập thể đă lâu nhưng với họ tôi vẫn là một người lạ quen mặt. Việc gặp gỡ là thường xuyên nhưng chẳng bao giờ tôi để dấu lên mối quan hệ với họ. Trừ việc chào hỏi.

   “Hoan nghênh. Ngồi xuống đi.”

     Tôi đưa cho người chủ tŕ bữa tiệc hai trăm ngàn. Người đó nh́n tôi, bảo :

   “Tiền này là tiền mua áo. Cậu xuống ngồi với anh em khu tập thể là quư rồi.”

   “Áo ǵ?” – Tôi hỏi.

     Người đó mặc một chiếc áo cộc tay màu xám, trước ngực có in một con 4. Đảo mắt hồi lâu, tôi thấy ai trong tập thể cũng mặc loại áo này. Cũng một con 4 trước ngực nhưng cỡ số to nhỏ khác nhau. Đă nhiều lần tôi thấy họ mặc loại áo này nhưng tôi không bận tâm lắm v́ cho rằng đây là một trào lưu mặc áo giống nhau của một hội nhóm thân hữu. Chiếc áo và con số trước ngực khiến suy nghĩ của tôi vướng vào h́nh ảnh của một đội bóng.

   “Lúc nào cũng mặc thế này ư?”

     Người chủ tŕ bữa ăn đă đi chỗ khác nên câu hỏi của tôi đă hướng vào một người trung niên ngồi gần đó. Ông ta đang sắp củ đậu, xoài xanh và cóc dầm ra đĩa.

   “Đây là đồng phục của khu tập thể.” – Ông ta nói rồi nh́n về phía tôi “Bác tên Lâm, ở pḥng số tám, cháu ở tầng 3 phải không, chẳng mấy khi gặp.”

   “Sao ai cũng mặc giống nhau vậy?” – Tôi hỏi.

   “Chẳng phải bác nói rồi sao. Đây là đồng phục, mọi người đều mặc lúc liên hoan tập thể hay khi tham gia văn nghệ  buổi tối.”

     Bát đĩa đă sắp xong. Bữa liên hoan bắt đầu.

     Nồi nước đă sôi, họ bắt đầu thả rau muống và đậu phụ vào.

   “Uống đi.”

     Tất cả nâng cốc, cả nam, cả nữ đều uống rượu. Tôi đưa chén lên, định uống nhưng mùi rượu đă khiến tôi xây xẩm đầu óc. Chỉ là Vođka nhẹ, tôi đă từng uống những loại rượu c̣n nặng hơn thế này. Trong khi họ cụng chén, gắp đồ ăn th́ tôi chỉ ngồi một chỗ, nheo mắt nh́n chén rượu.

   “Không uống th́ ăn đi.” – Một người nói và múc cho tôi quả trứng vịt lộn.

     Tôi chẳng biết họ nói chuyện ǵ với nhau, kể cả thứ âm thanh thỉnh thoảng lại rộ to lên tôi cũng chẳng rơ đó là tiếng vỗ tay hay la hét. Điều rơ nhất ở tôi là nơi này rất ồn và mỗi người họ nh́n rất b́nh thản, chẳng hào phóng một nụ cười. Các món ăn tiếp tục được đưa vào nồi, một người đi mua thêm rượu.

   “Có thể dừng nói chuyện một chút không.” – Tôi nói “Ư tôi là bây giờ đang là trưa, c̣n vài người đang ngủ, làm ồn quá sẽ không hay lắm. Chúng ta ăn cùng nhau cũng là vui rồi.”

   “Không sao đâu, anh em trong tập thể đoàn kết lắm.”

   “Chào bác!” – Một người hô to khi nh́n thấy ông chủ. Sau một một cái vẫy tay và câu chào hỏi ông chủ tập thể đi về phía chúng tôi. Một người ngồi lui vào để dành chỗ cho ông ta. Cũng như những người ở đây, ông chủ cũng mặc áo phông xám, có in con 4 trước ngực. Áo của ông chủ nh́n cũ mèm, nhiều vải sờn, vậy là ông ta đă mặc nó rất lâu. Số 4 trên áo ông chủ dường như lớn nhất trong mọi con số tôi từng nh́n thấy  từ trước đến nay.   

   “Cũng phải tới lúc…” – Ông chủ khu tập thể nói và nâng chén lên. Đôi mắt ông ta nhướn lên, xuyên qua lớp kính lăo và dừng lại trước mặt tôi. “Cùng nâng chén nào.”

     Một người ngồi cạnh rót rượu cho tôi. Cái chén hạt mít với chút rượu cỏn con tôi vẫn chưa uống, và giờ nó đă được rót đầy. Tất cả bọn họ đều đă nâng chén lên, chỉ đợi một cử chỉ của tôi là cùng uống. Tôi vẫn ngập ngừng.

   “Đợi cậu thôi đấy!”– Ông chủ tập thể nói, ông ấy ngồi rất gần tôi.

     Không ai nói câu ǵ, họ đang chờ đợi bàn tay cầm chén rượu của tôi giơ cao lên. Chiếc máy bơm đă cấp đủ nước cho các pḥng và đang im lặng. Vai tôi mềm nhũn. Chén rượu cầm không vững nữa. Không ngửi thấy mùi rượu nữa. Quanh tôi nồng nặc mùi hôi nách, mồ hôi dầu, bít tất thối, nước hoa rẻ tiền, áo quần lâu không giặt...Mùi lẩu đang chín cũng bị lẫn trong vô số thứ mùi dơ dáy này rồi. Nghĩ đến những mùi này được khuấy lại và nấu chung với lẩu là bụng tôi lại óc ách. Tôi ḱm ḿnh bằng cách bịt miệng, vờ ho khan.

     Nén lại một hơi, tôi nâng chén lên.

   “Một…Hai…Ba…Dô!”

   “Một…Hai…Ba…Uống!” 

     Họ hô, tôi cũng hô, tôi không nghe thấy tiếng ḿnh. Nó quá nhỏ hoặc đă đứt đoạn khi vừa bật khỏi miệng. Chỗ ngồi không gần nhau nên chúng tôi không chạm chén, chỉ hô vài tiếng rồi uống rượu. Tất cả đều uống cạn. Tôi cũng uống, một cái nuốt chửng thật lớn. Tôi chưa say nhưng tiếng đặt chén xuống chiếu, một tràng câu hát đồng thanh với những tiếng gơ đũa vào bát khiến đầu óc tôi quay cuồng.

     Họ vui. Không ai cười. Họ nhoẻn miệng. Tôi vẫn im lặng.

     Sau khi vớt hết rau khỏi nồi, họ thả một mớ rau muống mới, vài lát đậu phụ.

     Tiếng nói chuyện xôn xao. Một người ghép tôi với một cô gái. Tôi không để ư cô gái đó thế nào, chỉ biết cô ta nói tôi phải cắt tóc, cần ăn uống để khôi phục vẻ bảnh bao nếu muốn có một cuộc hẹn ḥ. Miệng tôi đắng, không phải do chén rượu kia. Vị đắng vương một lớp dày quanh miệng và cổ họng. Họ nâng cốc và đồng loạt cười, những nụ cười chưng hửng không thành tiếng. Tôi không uống, cũng không cười theo. Những cuộc thoại này thật bất thường. Không. Nếu bất thường th́ đă rơ ràng quá rồi v́ ngay đến tiếng thở của họ cũng chẳng truyền được đến nhau. Mấy câu hát đồng thanh chẳng gợi lên nổi chút thân thiện nào. Tiếng hát, một câu hỏi nhỏ, ngay đến cái cụng ly cũng giống như các mảnh nơron bị vỡ. Không khó để nh́n thấy một thoáng câm lặng và chỉ ăn uống sùm sụp. Tên nào tên nấy cắm đầu vào nồi lẩu. Cái mặt cúi gằm hứng trọn hơi nóng từ nồi đang sôi sục bong bóng. Mồ hôi tôi cũng vă ra. Sự có mặt của tôi âm thầm như cái bóng đổ từ lâu đă bị lăng quên. Việc gượng cười theo, giống như một đứa bé mô phỏng lại hành động của người lớn th́ thật dễ. Tôi làm không nổi. Lúc này đây tôi cần một chỗ đủ kín đáo để hít thở.

     Tôi viện lư do chóng mặt để rút khỏi cuộc liên hoan. Trước lúc tôi ngồi hẳn dậy, một người nói.

   “Tối nay cậu nhớ xuống đấy.”

*

Chiều, ông chủ tập thể gọi cửa. Tôi ra mở cửa. Lần này ông ta tiến thẳng vào pḥng.

   “Cái này của cậu.”

     Một cái túi, bên trong c̣n có vật ǵ đó cồm cộm.

     Sau một hồi ngắm nghía gian buồng, ông ta nói :

   “Thật lạ lùng…”

     Tôi không trả lời. Cũng không nh́n ông ta.

   “Tối nay là trung thu, cậu nhất định phải xuống đấy. Tôi đă đăng kí một tiết mục.”

     Tôi không tiếp lời. Ông chủ tập thể chào tôi và ra khỏi pḥng. Đi tới cửa, ông ta dừng lại.

   “Về việc thuê pḥng, cậu có thể nghĩ lại.”

   “Tôi không hiểu?”

   “Tôi có ch́a khóa pḥng cậu, tôi có thể đánh hàng trăm chiếc.”

   “Tôi sẽ thay khóa.”

   “C̣n tôi sẽ thay cửa, lắp lại đúng ổ khóa của tập thể. Thế nhé, cứ nghĩ đi. Bỏ thói ích kỷ tư sản đi. Tôi đă treo cổ, ném vỡ óc chục thằng tư sản.”

     Ông chủ không khép cửa chặt mà để hé. Phần cánh cửa để lọt ra một khoảng lưng chừng, tạo thành một ranh giới giữa trong và ngoài.

     Tôi mở cái túi ông ta mang đến. Một cái áo, loại áo phông cộc tay, xám, trước ngực có in h́nh con số. Áo vẫn c̣n mác, mùi băng phiến vẫn phảng phất.

     Số 4. Những người trong khu tập thể mặc áo số 4, c̣n áo của tôi chẳng có số má ǵ, đúng hơn con số trước ngực quá mờ, quá xước đến mức không c̣n nhận ra đấy là số, h́nh hay một kiểu trang trí trừu tượng trong khi óc nghệ sỹ của tôi là zero.

     Dưới sân đă thấy lác đác vài người. Họ đang khiêng phông bạt và loa để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ tối nay.

     Tôi ném chiếc áo đi. Chợt. Một bàn tay khác của tôi đã nắm lấy chiếc áo và giữ lại. Cũng chợt, tôi nh́n ra cửa sổ rồi cửa chính, hô ai. Giữ chặt chiếc áo, tôi mới biết không có ai thật, chỉ là tôi quên chưa khóa cửa nên lúc cửa sập bởi gió tôi tưởng có hàng đống người đứng ngoài.

     Chiếc máy bơm bắt đầu chạy. Những tiếng rè rè.

     Đầu nóng. Có khi tôi lại sốt…

Tru Sa
Nguồn: trusa.free.fr
 

© 2020 Tru Sa