Tru Sa

 

Nắng Lóa

Viết riêng cho một người

 

Anh trai tôi c̣n rất trẻ, tôi th́ không. Tuổi đời tôi không nhiều hơn bất cứ ai đă văn tuổi thanh xuân. Thế hệ của những kẻ ngă ngựa, đại loại thế, lũ người thất bại trong sinh kế và cố t́m kiếm chút hy vọng cỏn con, ai dè chỉ mua được rượu nhái, hóa chất trăm phần trăm. Hôm trước trời nắng, hôm này cũng vậy. Số ngày nắng lẫn mưa đếm nhiều không xuể. Một năm biết bao nhiêu lần trời nắng, thứ nắng hiền như mưa xuân, nắng chói mắt, nắng hong rát da, nắng lập ḷe theo đám mây trắng, nắng đồng lơa với mưa khiến người đi đường lúi húi, những lần nắng oi tắm ướt người, này nữa những cuộc tàn phá không kiếm không dao giết khô bao cây cối, nấu sôi ao hồ c̣n con người như đàn cá ngắc ngoải dưới mặt trời. Nắng véo ngón tay vô h́nh khiến ai cũng cáu kỉnh, lá bàng vàng thêm, cả người lẫn chó mèo náu vào các góc khuất, sau cánh cổng gỗ hoặc quán café kéo hết kính, hít hà khí lạnh điều ḥa. Người lao động giấu ḿnh dưới gánh hàng, cố ngủ vùi với nguyện ước về một cơn mưa. Phố xá hoang đi và cũng sắc lên trong làn sáng vàng nghiệt ngă. Một quang cảnh rất lửa đang dần mờ đi trong tầm mắt mặn chát mồ hôi.

     Giữa những ngày nắng vừa phải với chút gió gợn, thậm chí thiếu thốn gió miễn là khí hậu nhẹ như hơi thở, tôi rời thành phố. Bắt một chuyến xe ngắn, có lúc tôi đạp xe bởi chặng đường đến chỗ anh trai tôi không quá xa. Hơn chục cây số không nghĩa lư ǵ. Tôi đi tay không, trừ chút tiền lẻ dùng để mua nước uống nếu khát. Từ chỗ ở của tôi đến chỗ anh chỉ thế. Mẹ tôi luôn vào ngày này ở nhà, khoác chăn. C̣n tôi rất ngẫu hứng, lúc nào muốn th́ mới t́m tới chỗ anh ḿnh. Lần trước, tôi gặp anh trai, chẳng mang theo món quà nào. Tôi đứng trước anh, nh́n thật lâu và thật chậm, cười mỉm cùng những mẩu chuyện lẻ tẻ. Tôi nói với anh rằng ḿnh đă xóa bỏ chỗ làm hiện tại dù mọi chuyện đang suôn sẻ, các mối quan hệ tốt cùng món hời mang về cho tôi tiền là tiền. Tôi dửng dưng, chạy một chuyến xe ra biển, ngắm nh́n nắng tàn của hoàng hôn. Tôi dẫm chân xuống cát rồi đi xuống mặt nước, hít thở ḍng gió ngọt mùi cá biển. Rất nhiều xác ốc trên mặt biển, tôi nhặt được một vỏ ốc lớn ai đó đánh rơi. “Tôi nghe tiếng vi vu trong vỏ ốc, định sẽ không rửa, đem làm quà cho anh.” – Tôi nói thế, rồi cướp lời ḿnh trước mặt anh, khuôn mặt muôn tuổi măi măi là thằng cả của mẹ, aniki của tôi. “Đừng mơ, tôi đă ném vỏ ốc xuống biển rồi. Một tiếng bơm, vỏ ốc về với biển chứ không dành cho anh.” Anh tôi im lặng, dĩ nhiên, nhiều lâu nay anh lặng măi như vậy. Có bao giờ anh xen lời ḿnh khi tôi đang hăng đâu, từ bé đă thế. Tôi nhớ, anh từng gấp cho tôi một chiếc thuyền giấy. Tôi nh́n rồi hứ lại hứ, cứ thế hứ và hứ, hứ măi cho khô đôi mắt ướt. “Xấu hoắc.” Tôi nói vậy với con thuyền, món đồ chơi đầu tiên của tôi. Không giấy màu, không giấy muốt mịn màng, con thuyền được gấp bằng giấy ô ly học sinh. Chất giấy cứng, sần sần rẻ tiền. Thuyền không thể ra khơi, nó sẽ nhàu nát khi ngấm nước. Kư ức tôi đang thui nhỏ, vẩn những bọt bóng vỡ. Đám trẻ tôi, có anh vẫn thường chơi với những rănh nước gần miệng cống. Thả một chiếc lá xuống cống rồi nh́n nó trôi dọc theo con phố. Một lần tôi lấy con thuyền giấy, đốt cháy rồi thả xuống vùng nước cống chưa đặc đen như bây giờ. Lửa làm con thuyền lả đi, rụng xuống rồi biến mất cùng với tàn tro chẳng sủi tăm. Tôi không nhớ con thuyền anh gấp cho tôi có tan chảy trong một ngọn lửa bất ḱ của năm tháng cũ, hay đă thất lạc như anh trai tôi bây giờ, vẫn sờ sờ nhưng không vướng bận ǵ vào thế giới cả tôi lẫn anh từng sống, nhọc nhằn trong nước mắt lẫn khốn đốn già đời.

   “Sao cũng được, miễn là…” Anh trai tôi nói, chỉ thế. Mắt anh nh́n tôi và xuyên qua tôi, trí năo anh phác lại cảnh trí phía sau tôi, một chân trời đầy mây.

   “Tao có một quyết định…” – Anh tôi nói như thế, nhiều lần trước khi thôi lẩm bẩm và dọn về con đồi nhỏ này. Một ḿnh một cơi với cỏ cây hoa lá, sáng sáng nghe tiếng chim hót, ăn ǵ th́ ăn hoặc nhịn nhiều ngày. Anh không về nhà thêm lần nào sau cuộc ra đi vội vă, choáng váng đến mức mẹ khóc đến điên dại. Níu kéo sao được kẻ muốn chối bỏ gia đ́nh, t́m sự hoang đàng. Mặt anh tỉnh bơ trong ngày rút dấu chân khỏi thành phố. Anh đă từng là một con dân mẫu mực, rất nghe lời mẹ, c̣n tôi th́ không. Tôi ngỗ ngược, sẵn tính phá hoại từ bẩm sinh. Đốt lửa v́ thích lửa, xé sách vở v́ thích nghe tiếng giấy rách, đánh con gái v́ thích nh́n nước mắt, giết động vật nhỏ v́ điều đấy làm tôi thích thú. Đổ nát của tôi, anh thu dọn cả. Anh chống chế trước mặt người khác, nhiều khi nhận mọi hậu quả tôi gây ra về phía ḿnh. “Đừng tỏ ra cao thượng, đồ rẻ rách.” – Tôi giận dữ, mắng anh như thế. Đôi mắt tôi lửa hực không kiểm soát, c̣n anh điềm tĩnh và tỉnh bơ. Trước lúc tôi to xác và mạnh lên về thể chất, anh trai tôi đủ sức quật ngă tôi. Một quả đấm là tôi đo đất, một cú lên gối, ngáng chân cũng khiến tôi khốn đốn, anh thừa sức làm thế. Nhưng anh im lặng, tôi từng ghét sự câm tiếng của anh.

     Ngày tôi cắt cổ con mèo hoang, anh chôn nó trước cửa nhà, dưới gốc phượng.

   “Mày đă giết nó, c̣n nó sẽ ở trong mày.” – Anh trai tôi nói thế.

   “Đồ điên, nó chỉ là một con súc sinh.” – Tôi nói.

   “Và nó cũng có số phận.”

   “Thế th́ sao?”

   “Mày sẽ biết.”

     Một tuần và nhiều tuần, một năm rồi nhiều năm, tôi không c̣n nhớ ǵ đến con mèo mướp. Riêng cây phượng ngày mỗi lớn. Lá phượng xanh rồi vàng, lá tàn rồi xanh mới. Nhiều bữa nắng ráp xuống cành phượng, vàng vàng xanh xanh. Cây lớn cùng tôi, có những lần cây khô héo, tôi lấy nước tưới. Đứa anh không làm ǵ, ngoài việc đứng nh́n từ xa. Vẫn im ĺm, lặng như tờ, lâu lâu nhoẻn cười không rơ lư do.

     Giết đi một tính mạng nhưng số phận c̣n tiếp diễn. Anh trai tôi muốn nói vậy, vẫn thế đứng nh́n xa xôi. Tôi đọc láng máng điều này trong ḍng suy nghĩ của anh, trong đầu ḿnh và của nhiều ngày trước. Tôi băn khoăn rằng nếu thuở đấy tôi nhận cây xẻng của anh và đào xác con mèo lên, vứt béng đâu đó, mọi chuyện có khác không. Tôi nỡ hay không nỡ, dám hay không dám. Ngồi một ḿnh, ăn thuốc lá như sái nghiện, cuộn len kư ức lăn thành mái tóc muôn trượng. Tôi không nhớ lư do ǵ đă thúc ḿnh tóm cổ con mèo rồi cứa dao. Hẳn tôi đă ngụy tạo nhiều bằng chứng về một con vật hung hăn, phá phách đồ đạc, ăn vụng như chảo chớp, đă cào rách da thịt non nớt, vậy nên tôi phải tự vệ chính đáng. Mỗi lần nh́n con dao gọt hoa quả, tôi nghĩ ḿnh đă cầm dao, lúc đánh rơi chai rượu, tôi ngờ ḿnh đă lượm một miểng chai sắc. Một nhát cứa sâu, con mèo ngắc ngoải. Bộ hàm nó nhe nhưng không dọa được thần chết thu về mảnh lưỡi hái. Mắt mèo trắng ḷng màu thế giới bên kia. Hết thuốc, tôi vẫn ngồi, định đứng dậy nhưng lười chân, muốn hút thêm thuốc nhưng lười với bật lửa. Nh́n nhúm tàn thuốc trên mặt giấy đang thủng, khét, tôi hiểu rằng ḿnh đă không khoái chí sau khi con mèo cứng đơ trên thềm sân thượng đang nóng lên bởi nắng. Không chút sợ hăi lẫn ăn năn, tôi xuống gác như một kẻ vô can. Anh trai tôi không phải là người duy nhất nh́n thấy hiện trường, nhưng anh biết dấu vết hung thủ và bới tôi khỏi đất lầy. Chôn xác mèo cũng là chôn tôi cùng nó. Và tôi không một lần quên mỗi khi nghe tiếng mèo hoang gào trên mái nhà. Bởi vậy, tôi đă không nuôi mèo, ngay cả việc nặng lời với mẹ khi bà muốn nuôi một con mèo trong nhà. “Anh mày cứ đi suốt, mày cũng có chịu ở nhà đâu. Phải cho mẹ nuôi mèo chứ, buồn lắm.” Mẹ nói, c̣n tôi thật hung hăng “Không được mẹ ạ, con nói không là không. Nếu mẹ nuôi, con sẽ vứt nó.” Mẹ bảo “Mày ác lắm con.” Tôi gật, gật rồi gật gật thay tiếng nói, gật chỉ gật, như cúi đầu gật trước mẹ và như gật trước xác mèo đang cao lên, ngợp bóng râm ngoài cửa ngơ.

     Thế c̣n những người phụ nữ tôi đă đẩy ngă, vụt thước kẻ vào người, lứa bạn thời xa vắng đă lớn cùng vết bầm…

     “Em sai trái v́ không được yêu.” Anh trai tôi kéo chăn khi tôi c̣n chưa ngủ dầu hai mắt đă nhắm nghiền giữa bóng tối.

     Sài G̣n nắng những nắng gịn, mưa không gịn như nắng, mưa xóa nắng như chiếc tẩy làm sạch trang giấy, trống trơn mọi h́nh vẽ. Miền Nam ồn ào, măi hai mùa mưa nắng. Đất Bắc mẹ tôi xuân hạ thu đông. Nắng miền Bắc đau hơn nắng phương Nam. Gió khó thở trong thành phố này. Những tường gạch loang lổ đă không c̣n, lối kiến trúc tạm bợ ngơ chui vào ngơ vẫn đó. Thuở tôi loắt choắt đă luôn nh́n thấy dây điện nhằng nhịt khắp hang cùng ngơ hẻm, tiếng rao tin giật gân từ cái loa gắn với chiếc xe đạp cũ, những ông già lấy việc thiến chó mèo làm sinh kế, tường vôi ve, người lao động nằm, ngồi la liệt như ngắc ngoải chờ ngày tên ḿnh hết tuổi. Ngày hôm nay, dây điện nhằng nhịt thêm rối bời, cuốn lên cuốn xuống, vài sợi đứt thả mành mành xuống đường, chiếc xe đạp gắn cái loa vẫn văng vẳng, chỉ khác người, khác tuyến đường, trên các hẻm ngơ, người lao động vẫn vật vờ, có thêm một đứa trẻ háo hức nh́n cuộc sống nơi gánh hàng không biết khi nào bán hết. Thời loạn, thành phố không một giấc yên. Người người chạy cùng nhau trước khi tẽ muôn hướng. Súng đạn không có mắt, kẻ cầm súng th́ khuyết một trái tim. Hết binh đao, người nh́n nhau phải pḥng thủ, đạn đồng sượt qua da nhưng sẹo th́ buốt đời đời. Anh em tôi không lớn lên với những chuyện kể về hồn ma như đám trẻ ở quê, cũng không ai nói với tôi về một băi chiến trường, con dân Việt bị làm gỏi trong bàn cờ nước lớn. Sách sử thơm những chiến tích cha ông, cũng mùi hương đấy, tanh nồng và đớn đau. Tuổi thơ bọn tôi được nuôi lớn từ những lăng quên. Thằng anh với thằng em trong thành phố con người chỉ biết thương máu mủ, tuyệt không nụ cười, ṿng ôm hay mối chân t́nh giữa những người lạ với người lạ. T́nh cảm ruột thịt quan trọng và đáng quư nhưng t́nh thân giữa những kẻ xa lạ, không máu mủ huyết thống càng đáng quư càng quan trọng.

     Anh trai tôi đứng trên đồi. Thành phố gần mà xa. Hà Nội ngày mỗi gầy. 

     Bữa ḱa, tôi với một người bạn đứng ở cầu Long Biên nh́n tàu chạy. Đêm, đèn cầu thắp vàng nắng. Các quán nước dựa thành cầu, trải chiếu gọi chào khách văng lai. Đường ray rỉ thép, đoàn tàu chạy vẫn ngon. Trời sáng, cây cầu như một đống phế tích thời Pháp thuộc, khác chăng thời đó chỉ có xe đạp với xe máy, bây giờ th́ đủ các loại phương tiện ngược xuôi. Người đi người lại không ai ngó ai cũng không ai nh́n lớp thép rỉ rêu nấm. Đèn cầu không thắp cùng mặt trời. Hệ thống đèn đồng lơa với thời khắc nhá nhem, đoạn tang cho ngày mặt trời. Đèn cầu nhả xuống thứ ánh sáng không quá óng mượt, không hôi hổi lẫn sự chói mắt nếu nh́n quá lâu. Lúc này, cây cầu tỉnh giấc cho những chuyến tàu đêm. Mọi ngóc ngách vốn hoen rỉ, đinh ốc lung lay được vá lại bằng ánh đèn vàng mơ. Manh áo lụa này khiến cầu Long Biên bớt lạ mặt, cây cầu vàng lên tơ, những đường gấp trong nếp nhăn cổ điển.

     Đứa bạn dựa vào lan can nh́n xuống Sông Hồng. Thuốc lá không cần thiết bén lửa. Chỉ khi về thành phố, xuyên vào năo bộ Hà Nội, vùi ḿnh vào những công việc những mối quan hệ những ưu phiền của mẹ đắp măi chiếc chăn bông giă từ của con trai…chỉ những tơ ṿ đấy mới ép tôi hút thuốc. Bạn tôi hỏi tôi có sợ người chết không. Tôi lắc đầu. Hắn bảo chỗ tôi và hắn đang đứng từng có một cô gái liệng đời ḿnh xuống ḷng sông. Cỏ Lau, cái tên hắn đặt cho cô gái đă vùi thân xuống nước. Đứa bạn nói rằng ḿnh không biết về cô gái, cho đến khi một tiếng tùm làm sóng tung mặt nước. Cũng một ngày tối trời như thế này, một số phận rơi đi trong tiếc nuối. Thằng bạn tôi có nét của anh trai tôi, rất loáng thoáng trong tiếng kể tỉnh bơ người quanh đấy tá hỏa, ngó nghiêng, reo ḥ, kẻ đang chạy xe th́ dừng xe, ngoái một cái nh́n, người ngồi đấy vội trả tiền chạy thật xa. Những thân người với cái đầu loay hoay, ngó nghiêng xuống mặt sông vốn đă tối thủi sau mười hai giờ. Mặt nước đă khép lại vĩnh viễn, chẳng c̣n sự sủi tăm nào, trời khuya càng thêm khuya dù đèn cầu đủ sáng để không ai lạc đường về nhà. Họ t́m tiền lẻ ném xuống, lấy hương đốt, rải muối gạo, có người búng tay đếm ngày tháng cho một con đề. Cũng như tớ, chẳng ai biết ǵ về cô gái nhưng những con người, phải đấy, tớ gọi họ như vậy đă nói như ḿnh biết tường tất cả. Hôm sau, tớ chạy xe lên đây và thả xuống một nhành hoa. Tôi vẫn đứng đấy, không mảy may những lần khác cùng đứa bạn lên cầu ăn gió nh́n tàu chạy. Tiếng c̣i tàu từ xa đă nghe thấy, nhắn trước cho một hành tŕnh. Âm thanh rền một quăng dài, nóng bỏng như tiếng tù và triệu lệnh. Toa tàu đổ dài trước mặt, dưới ḷng sông không chỉ có một cô gái, đă nhiều rất nhiều người v́ lư do khác nhau đọa đời xuống nước. Thất t́nh hoặc bế tắc trong đời sống. Người Nhật thường giải quyết trầm uất bằng cái chết, người Việt chưa từng tồn tại văn hóa Samurai, vậy mà nhiều năm trở lại đây quá nhiều cuộc đời tự xóa tên ḿnh. Chiến tranh dứt chưa hay vẫn. Ngọn núi lửa dẫu khô kiệt vẫn âm ỉ nham thạch. Họ được vớt lên hoặc bị nước sông thổi ra xa, rồi khi trầm sâu dưới đáy, trở thành rong rêu.

     Anh trai tôi từng viết trong ḷng bàn tay ḿnh ḍng chữ ǵ đấy, tôi không nhớ dù anh đă x̣e trước mặt tôi rồi nắm lại, nhanh chóng và đột ngột như lúc x̣e tay.

    Tôi ngước nh́n Hà Nội từ Hà Nội, nh́n thành phố từ thành phố. Mọi cuộc đ̣ vẫn hút tôi lại vùng đất này trong những thao thức trắng đêm, lắm lúc chỉ là tiếng thở dài hun hút khôn nguôi. Hà Nội càng đi càng hẹp, thóp đến từng bước chân, dây điện chăng tơ trên đầu, thấy vài chiếc lá khô kẹt lại, một xác dơi nhăn nhúm trong thế treo ḿnh. Nỗi ưu tư của tôi với nơi này không hẳn là anh tôi, mẹ tôi hay những bạn bè tôi trót mang món nợ ân t́nh. Trí nhớ của tôi sáng những h́nh ảnh của các cô gái ḿnh từng đánh chửi hơn là những mối t́nh sâu đậm nay đă ră tan trong ḷng cát. Giữa tôi và các cô gái thuở áo trắng học tṛ không hiềm một thứ ǵ dài lâu, những đôi mắt biết cười, những miệng môi trong trẻo. Tôi gây nước mắt cho các cô bạn, cũng gây nước mắt cho những người t́nh. Giây phút tê dại trong cơ thể người khác không giúp tôi hoan lạc, thăng hoa bằng việc mở gói kư ức, đọc lại những tội lỗi hầu hết đến từ mặc cảm tương tư. Tôi nhớ măi những rụt rè của xúc cảm đầu đời hơn sự chiếm hữu. Những mối t́nh câm, những mối t́nh khờ, đơn phương và đau khổ, cô độc và mướt trong. T́nh dục làm con người kiệt quệ, đánh mất sự ngon miệng lẫn phương hướng, một sự đánh lừa cảm xúc không khác ǵ thuốc lá hay nha phiến. Thứ xúc cảm ham hố này luôn mong được thỏa măn, kẻ hành lạc không bao giờ nhớ đến t́nh yêu, hắn lầm, thân thể hắn lúc đó đă không c̣n của hắn, hắn đă nhổ rễ trái ngọt, thiêu sống Địa Đàng, lún lầy cả xác lẫn hồn trong thứ nhựa độc trường cửu.

     Anh trai tôi thích Phan Vũ, tôi th́ không. Một lần trước, anh nghêu ngao những ḍng ngắn trong bản trường ca được phổ và hát lên, tinh túy của dĩ văng xa xôi. Cũng lần trước, anh đứng trên ngọn đồi và không ngâm nga, anh đ̣i hỏi về một tiếng hát từ tôi. Vẫn là bản thơ của ông già họ Phan, nhưng tôi không biết hát. Anh đứng đấy, mong tôi sẽ hát theo anh nhưng chính anh cũng không khiếu về nhạc, chỉ thuộc làu những ḍng chữ bùa chú không mấy ai nhớ. Phan Vũ quên đường v́ trong đầu ông ta đă quá nhiều đại lộ, đại lộ nào cũng khét lẹt chẳng b́nh yên. Anh trai tôi nói, vào lúc thời gian chưa xóa nhoà ranh giới của tuổi tác. Tôi khước từ việc hát, không ngần ngại không do dự, sự chối bỏ đă ngay tức khắc trong tâm năo tôi. Hà thành từ lâu đă đổi chủ, qua tay nhiều đời chủ, viên ngọc ngàn năm đă thôi thuần khiết. Những hoài vọng, ảo tưởng mộng mơ chỉ c̣n trong sách vở, thi ca hoặc hội họa, những thứ từng là cấm địa trong quá khứ và ngày nay trở thành hàng hóa, tấm hoành phi vô dụng. Đám con cháu đời sau của Hà Nội, như tôi như anh như thế hệ sau này của tôi của nhiều người như tôi có c̣n biết ǵ về thành phố này ngoài một nơi ḿnh từng sống, nhưng chỉ là tạm bợ. Chương tŕnh văn hóa cùng các kế hoạch phục hưng văn hóa không nghĩa lư hơn một thủ đoạn ăn tiền thiên hạ. Người nghèo vẫn nghèo, kẻ giàu muốn giàu hơn và càng vô độ, tiền nhân không người kế nghiệp, chỉ ngai vàng cám dỗ kiếp người mải lao đao. Tôi cám cảnh đám người sành sỏi săn hết cuốn sách này đến cuốn sách kia, các nếp giấy có chữ kư, ấn triện, vân tay của một thời người. Họ khổ công lùng sục khắp nơi, xin xỏ, vung tiền nhưng khi có được lại giam hăm chúng trong tủ kính, khoe khoang trong những cuộc trà dư tửu hậu. Dấu tay, bút tích của cổ nhân trở thành món hàng béo bở để lũ con cháu đấu giá trong sự xâu xé. Đấy là những tủ sách gia đ́nh măi măi kín cổng cao tường. Không có người đọc, không xuyên vào tiềm thức cổ nhân, thiếu đi sự mừng reo buồn bă, ngẫm ngợi lẫn tiếc nuối về những điều đă qua, dẫu hàng tấn sách cũng không thành một thư viện, có chăng chỉ là một thư viện chết, căn bệnh thương hàn vô phương cứu chữa.

     Trước lúc bắt xe về thành phố, tôi háo hức, cảm thấy sốt ruột, dạ chẳng yên, máu cuộn trào xuôi ngược. Khoảnh khắc đó tôi như một gă Việt lưu vong xứ người lâu năm. Tưởng rằng ḿnh đă thay máu thay phận, ai dè chỉ một tiếng quan họ thoắt qua tai, cả Châu Âu sụp đổ. Cốt tủy vẫn là An Nam. Đặt chân vào thành phố, đâu đâu cũng tàn mục rong rêu. Cái mới của Hà Nội chỉ như nửa chiếc áo, lớp vẩy bên trong đă ră nát. Những chung cư, nhà hàng, khách sạn thay thế những nhà cổ, băm sáu phố phường không c̣n là nơi văn cảnh, đâu đâu nếu không ách tắc xe cộ cũng rặt các quán ăn nghi ngút khói. Hàng hóa nhiều quá mức, cây sưa, sao đen cùng rẽ đường xà cừ cứ mất hút, đường xá trống hoác nhưng chẳng háp được chút khí thở tự do. Người bạn của tôi từng nói thành phố không phải nơi người có thể sống được, muốn về quê quá, hắn nói thế, rồi ngần ngừ rồi chần chừ trong đôi mắt buồn đến lạnh lẽo nhưng mỗi lần về, cảnh lại khác, cây cối như bị bắt cóc, đến vườn cây nhà tớ cũng trụi lốc như hộp sọ người ung thư. Nh́n đâu cũng thấy nhà máy, công trường, xí nghiệp. Con bệnh nhan nhản khắp bệnh viện, người thoi thóp trong ống thở, kẻ kḥ khè chờ chết, lũ trẻ ăn mặc đẹp nhưng tâm hồn chúng rệu ră, bạc phờ trong máy móc công nghệ cao. Con sông làng tớ, nhỏ thôi nhưng trong là trong, tắm hay uống đều được. Nước sông đă gột rửa bao thế hệ người làng, chính tớ cũng uống nước sông cả tuổi thơ. Giờ th́ uống một ngụm nhỏ là tớ tàn đời. Bom Mỹ không tàn phá được sông làng tớ, thế mà đến đời tớ, thiên nhiên tức tưởi quá. À, đúng rồi, nghe nhé, trong làng tớ có một cựu chiến binh ba đời chủ. Thời Pháp đóng, ông ta theo Quốc Dân Đảng, binh biến, vào Nam đầu quân Ngô Đ́nh Diệm, lúc Diệm chết th́ theo Cộng Sản. Hết chiến tranh, ông ta thành kẻ vô chủ, lặng lẽ cuốc bộ về quê. Tớ không tin lắm về thứ gọi là lư tưởng, chán lắm rồi những khẩu hiệu Vạn Tuế, Trường Cửu, Đại Đồng, ai cũng chỉ muốn sống và yêu cuộc sống. Lúc về làng, không ai nhận ra ông lính. Ḿnh mẩy nát bươm toàn những sẹo. Huân chương chiến thắng, bằng khen lẫn những tung hô có rửa đi hết sẹo, sẹo chẳng lành. Mỗi lúc trở trời, ông ấy đau đớn vô cùng, dở sống dở chết. Người ta thương ông lính, nguyền rủa bọn giặc đă đọa đày ông ấy. Ông ta la hét, đập phá, đuổi hết người đi, bảo rằng ông ấy chỉ muốn được yên. Một thời gian vắng mặt, người làng thấy ông lính cắm lều sống ven sông. Mỗi ngày, ông ấy lội sông, tắm, bắt cá ăn, chơi với trẻ con. Tớ đă từng được ông lính dạy bơi, trèo cây, ông ấy xoa đầu tớ, bàn tay trầy trụa xù x́ mà sao ấm thế. Cơ thể ông lính vẫn đầy sẹo, c̣n thương tật đă chết. Măi đến khi…măi đến khi…con sông trở thành cái hố rác vô tận của các nhà máy, xí nghiệp, con quái vật kim loại ăn không chừa ǵ. Sông nước muôn tuổi và vĩnh cửu nhưng không bất tử. Sông đau, ông già chiến binh đau theo, những thương tật tưởng lành bỗng trồi dậy, thế là đồng quê lại ngợp thuốc súng. Một ngày, ông lính đi dần xuống con sông śnh đen, ai gọi cũng không ngoái, cứ đi măi đi măi, sâu xuống, mất hút luôn. Sông chết, tuổi thơ tớ chết theo. Sông độc bởi con người đă ác với sông, phải không? Tớ không biết tớ đang mất quê hương hay quê hương mất tớ. Tôi lầu bầu bảo cả hai. Dường như hắn nghe thấy và hô nhất trí, tiếc nuối cũng chỉ đến thế. Hắn nói đến nước, tôi nghĩ đến phố. Tôi ngờ rằng thơ phú chẳng nghĩa lư ǵ ngoài những giọt máu khói, chứng tích cho một kiếp sống, một thời đại rồi đây sẽ lăng du vào quên nhớ. Tâm tư và hồn người vùng vẫy trong sự sáng tạo ḥng quên đi tiếng bom đạn, thế nhưng khi trí năo say th́ kư ức lại tỉnh, sự tỉnh thức khiến ḷng người nát tan. Phan Vũ đă viết cho Hà Nội không bằng một tuyệt tác, mà là điếu văn. Cũng như Nguyễn Du từng dùng chữ nghĩa tế hồn người trong hồn ḿnh. Cơi khổ đau.

   “Đi thăm anh con chưa.” – Mẹ vẫn thường nói thế mỗi khi tôi về nhà hoặc chuẩn bị ra đi. Những lúc tôi ở nhà, bà không nói ǵ, chỉ chốc chốc giục tôi kể về anh trai, những chuyện tṛ giữa hai anh em. Những món ăn bà chuẩn bị để tôi mang theo, tôi không nhận. Mẹ tôi dùng dằng, c̣n tôi đủ cương quyết và tàn nhẫn chối bỏ. Có lần, mẹ dúi làn thức ăn quá dữ, tôi hất tay khiến tất cả đổ nhào dưới đất. Mẹ hoảng hốt, bật khóc. Trước đây, tôi thường bảo anh là đồ gỗ đá. Đến giờ, thời gian làm nhăn tuổi tác, ai lớn cũng đă già, những người già chờ đợi ngày lên kiệu trắng trong khi ḷng hám sống vắt kiệt sinh khí từng ngày trong bệnh tật. Lắm lần, tôi giật ḿnh khi thấy mẹ, mái tóc bạc mỗi bạc. C̣n anh vẫn trẻ trung như vậy, anh đă thực sự là gỗ đá trên ngọn đồi không ai khác ngoài tôi là Columbos. Mẹ tôi cho đến bây giờ vẫn bảo tôi rằng mày ác lắm. Có hai điều quư giá nhất mẹ tôi vẫn thường xuyên làm, vào căn pḥng của anh trai tôi đắp chăn và gọi cho tôi.

   “Tại sao nó lại đi măi thế, anh con ấy.”

   “Đấy là quyết định của anh, con sao biết được.”

   “Kể cho mẹ, trước lúc đi nó thế nào, gặp chuyện ǵ, với ai, hai anh em có xích mích ǵ không?”

   “Đấy là lựa chọn của anh ấy, của mỗi người.”

   “Mày im đi, mày ác lắm.”

   “Tại sao thế, mẹ.”

   “Trời đất ơi! Mày nghĩ đi, anh mày đáng lẽ đă có một đời sống hạnh phúc. Nó ngoan và hiền lành, không bao giờ mẹ phải bận ḷng, biết bao nhiêu người yêu quư nó. Rồi đây, anh mày sẽ thành đạt, một công việc tử tế, lấy một cô gái tốt, yêu nó như mẹ yêu nó, nó sẽ làm cha c̣n mẹ có cháu…”

   “Mẹ chắc ḿnh hiểu anh chứ?”

   “Mẹ là mẹ nó, ḷng con mẹ hiểu hơn ai hết.”

   “Vậy sao anh bỏ đi, măi măi đi.”

   “Đúng là oan nghiệp, nợ đời, khổ đến là khổ.”

   “Thế c̣n con, mẹ c̣n con mà. Đi một, c̣n một.”

   “Mẹ ước mày đi thay cho anh mày.”

     Không giờ và không một lư do, tôi ngồi đây. Thuốc lá với tách café đầy bóng tối. Ăn khói thuốc, hớp lấy vị đắng. Thuốc lá đắng, café cũng đắng nhưng người th́ đắng hơn. Lần gần nhất tôi vào pḥng riêng của anh trai là lúc anh đă giă biệt tất cả. Lần cuối cùng chưa biết là bao giờ nhưng lúc này tôi đang trong pḥng người anh. Mẹ tôi ngă bệnh và đang trong bệnh viện. Một giấc ngủ sâu không biết có chữa mẹ lành bệnh. Trong lúc không có việc ǵ làm, cơ thể tôi không mệt lắm, tôi bỏ bệnh viện để về nhà. Bác sỹ đă cảnh giới mẹ không chỉ một lần rằng hăy dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, chịu khó ra ngoài, những nơi sạch sẽ và trong lành. Ông bác sỹ có chuyên môn và giỏi bắt bệnh. Mẹ tôi, kể từ lúc anh tôi bỏ bà, đă luôn đắp cái chăn anh từng ngủ. Mẹ không giặt một lần nào, ngay cả khi thời gian đă biến mùi mồ hôi tàn dư của anh và hơi của mẹ thành chất độc. Tuổi 17, tôi ngông cuồng bỏ nhà đi bụi. Ba năm sau tôi trở về. Vào tuổi 25 th́ anh tôi đi. Anh đón tôi vào nhà. Lấy đồ mới cho tôi rồi hâm nóng thức ăn c̣n lại sau bữa cơm. Mẹ chào tôi bằng cái gật đầu, mắt mẹ không buồn không vui. Không ai quất roi lên con ḿnh khi nó đủ lớn và đủ khỏe, miễn nhiễm với đ̣n roi, chỉ c̣n những khiển trách và âu lo. “Sao cũng được, miễn là…” Anh trai tôi nói măi lời cửa miệng. Pḥng của anh không thay đổi so với ngày anh chưa đi. Mọi thứ nguyên xi, bao gồm cả bụi bặm lẫn mạng nhện. Mẹ không cho phép có sự dọn dẹp nào trong pḥng. Khí bức bí, ngộp hơi như nhà hoang. Bệnh của mẹ cũng từ đây mà nặng. Trên ngọn đồi, anh có nhớ mẹ không. Chắc là có, dù tôi không hỏi, không nói. Đứng như vậy nhiều năm hẳn anh không đọc được ǵ thêm trong sổ cuộc đời. Một lần không gần không xa ngày hôm nay, tôi lên ngọn đồi, nh́n đứa anh từ góc khuất rồi gục xuống. Trước đấy tôi uống rất nhiều rượu, tâm trí muốn hoảng loạn nhưng không thể. Một cú đau điếng đời, không thể nói với ai. Tôi đành t́m tới con đồi buồn bă của anh, náu một chỗ, muốn khóc cho hả. Dự định của tôi tan nát cả, mắt tôi đau nhức nhưng không khóc nổi. Thân h́nh nhỏ nhắn trẻ trung đáng ghét vẫn trụ vững như bắt rễ vào đất đồi. Anh tôi biết tôi đến nhưng không nói, tôi cũng không tiết lộ hành tung của ḿnh. Mỗi người một xó riêng, lặng lẽ quan sát nhau, chứng kiến tất cả và im lặng, giấu tiệt đi dù một tiếng thở nhẹ như lá phong rơi.

     Anh trai tôi c̣n rất trẻ, tôi th́ không. Anh giống cha. Không nhớ tôi hay mẹ đă nói thế. Tôi không để ư và không quan tâm lắm về người cha đă tuyệt tích nơi xứ người. Mày giống mẹ, anh tôi nói thế, dĩ nhiên tôi, tôi biết. Mẹ hiếm nói về cha, ngoài một tiết lộ nho nhỏ rằng cha tôi c̣n sống. Cây phượng trước nhà đă chết yểu trong lúc c̣n xuân sắc. Hôm đấy, mẹ gọi cho tôi, báo rằng “Họ đă giết anh con.” Tiếng mẹ mếu máo, tôi phải hủy chuyến công tác ở Cà Mau, hợp đồng béo bở thế là công toi. Lúc về, cây đă mất khỏi ḷng đất. Trước lúc tôi đi, cây phượng vẫn um tùm hoa lá, hoa phượng rồi sẽ thắm mật trong nắng hạ. Người của công ty môi trường đă điều xe nhổ bỏ cây phượng nhà tôi. Không một lư do và không ai muốn tŕnh bày, đôi co với đám người hùng hổ chỉ biết gật gật theo thánh chỉ. Lúc cây bị đốn hạ, từng cành lá rơi ĺa trong tiếng cưa máy, mẹ gần như quỵ xuống. Rễ phượng bị kéo bật khỏi đất khi c̣n tươi tốt. Cửa sổ ban công nhà từ đó măi niêm kín. Mẹ chốt cửa, dán niêm phong và ép tôi không mở dù với lư do ǵ chăng nữa. Tôi nghe mẹ, tôi không hay về nhà, cũng không hay nh́n cảnh vật qua cánh cửa sổ oi bức. Từ cửa sổ nh́n xuống chỉ thấy một hố đất lủng sâu. Đứng từ phần đất hoắm hoắm ngước lên thấy một cửa sổ đóng chặt.

     Ngày về phố cũ bỗng quên tên. Câu thơ của Phan Vũ viết trên mặt bàn. Tôi chỉ lục được mỗi ḍng viết nay của anh. Tôi biết anh có viết nhật kư, trong những quyển sổ dưới ngày tháng năm là ḍng chữ sao cũng được…Trang nhất hay trang hai, trang sau và sau nữa cho đến ḍng cuối cùng cũng chỉ ḍng viết này. Mẹ gặn hỏi tôi măi về lư do anh đă đi. Chắn chắn không do một hiềm khích lớn nào từ bên ngoài. Hỏi khắp nơi, khổ công nhặt lượm cũng không t́m thấy vết ố đen nào của anh. Tuổi đi của anh quá trẻ và tiếc rằng như vậy. Tôi không thuyết phục anh rời khỏi ngọn đồi ngoài thành phố. Tâm nguyện của mẹ chỉ thế chứ không phải tôi. Mẹ dặn tôi đừng nói với anh về chuyện cây phượng bị đốn c̣n tôi đă nói thật to và vang về án tang của cây phượng. Cây đă chết c̣n anh sẽ không có cơ hội viếng đám tang cho mướp. Từ ngọn đồi nh́n thế nào cũng không thấy cây phượng, hố thủng sau ngày phượng mất. Nh́n về phía thành phố th́ thật mờ.

     Mẹ không cho phép tôi lấy đi tấm chăn anh từng nằm. Bữa đấy, anh ngủ lần cuối cùng trong chăn, mùi cơ thể anh ngấm xuống, liệm khắp chăn. Mỗi lần đắp, mẹ được gần anh, và luôn như vậy, đắp măi đắp măi bất kể nắng nóng hay đêm lạnh. Tại sao thế, mẹ không lúc nào không nhớ nó, mất ăn mất ngủ v́ nó, sao nó không về thăm mẹ dù chỉ trong giấc mơ. Mẹ tôi trăn trở, tóc mẹ bạc màu v́ thế C̣n con, sao không khuyên anh về, chỉ con mới lên được ngọn đồi. Mẹ nhiều lần nài nỉ, hạ thấp đầu gối đến mức như quỳ lạy tôi khuyên nhủ anh trở về. Với mẹ, chỉ một lần, c̣n tôi, có lẽ là không. Anh trai tôi c̣n rất trẻ, c̣n tôi sắp hết tuổi trẻ. Gấp mọi trang giấy, tôi lại gần phía chiếc giường nhưng không t́m thấy cái chăn. Mẹ đă mang theo tấm chăn vào viện. Bác sỹ không cho mẹ đắp, c̣n mẹ cương quyết không nghe. Lời của bác sỹ là mệnh lệnh trong bệnh viện, mẹ đành gấp chăn cất dưới giường. Mỗi lúc tỉnh ngủ là lần t́m cái chăn, đi dạo dưới bệnh viện cũng ôm theo chăn. Tôi muốn chôn tấm chăn nhưng tôi lắc, anh tôi vẫn c̣n đó, không thể tùy táng như thời Trung Cổ. Châm một ngọn lửa cũng vô nghĩa, chỉ hồn đói mới cần vật chất hóa tro. Ngọn đồi, vũ trụ của anh luôn chờ cái bóng của tôi. Con đồi này từ lâu chỉ có hai kẻ qua lại, anh trai, người luôn đứng trên ngọn và tôi, kẻ lúc lên lúc xuống khi ngủ gật lúc lại đứng đối diện với người chủ ngọn đồi. Trên này, không có ǵ, chỉ có anh, gương mặt muôn tuổi và c̣n ǵ nghiệt ngă hơn thế. Một bản án đóng đinh trên thập tự.

     Tao có một quyết định. – Lời cuối cùng tôi nghe từ anh trước khi anh vào trong pḥng, khuôn mặt tỉnh bơ gỗ một lần buồn. Một ngày rồi nhiều nhiều ngày, mẹ t́m anh khắp nơi. Ngày tôi tṛn 20, tôi hỏi anh “Lúc em bỏ nhà đi, có ai đăng tin t́m trẻ lạc không, trên vô tuyến hoặc tờ rơi?” Anh lắc đầu, nói “Ai cũng đợi mày về.” Tôi nối lời tôi vào lời anh “Ngoài anh ra...” Một nụ cười, không tươi và gường gượng nhưng đúng thật là mặt anh tôi “Ngoài mày, anh c̣n có ai.” Tôi không nối lời ḿnh vào lời anh và anh cũng thế. Chỉ đă đứt, diều phải bay.

     Mẹ gọi cho tôi từ bệnh viện, nói rằng muốn gặp tôi, chuyện gấp. Tôi gác máy. Tôi sẽ không vào bệnh viện, chí ít trong lúc này. Khóa lại căn pḥng đầy bụi, tôi xuống nhà, xuyên khỏi ngôi nhà lẫn những đường phố tôi đă thuộc làu trong dáng dấp người khách lạ.

     Anh trai tôi trên đồi, đứng, tôi cũng trên đồi, không đứng. Tôi và anh nh́n nhau như hắt nắng. Khuôn mặt anh muôn tuổi, đôi mắt anh buồn muôn tuổi.

     “Anh trẻ quá, anh tàn đời v́ thế.” Tôi nói, không phải trong hôm nay. “Anh biết không, anh chẳng đáng để tưởng nhớ nhưng anh càng không đáng phải lạnh lẽo.” Vẫn lời tôi, không phải lúc này. C̣n bây giờ…

   “Tôi có một quyết định.”

   “Quyết định của mày là ǵ?”

   “Anh hỏi tôi, sao không tự vấn ḿnh, anh đă thực sự quyết định điều ǵ chưa.”

Tru Sa
Nguồn: trusa.free.fr
 

© 2020 Tru Sa